Tại Hội nghị Bất động sản Việt Nam (VRES) 2024, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV cho biết chỉ số đầu tiên để đánh giá giá bất động sản tại Việt Nam là so với thu nhập bình quân đầu người của cả nước.
"Thông thường các bạn trẻ cần đi làm khoảng 10 – 12 năm, tối đa 15 năm để kiếm một cái nhà.
Còn ở Việt Nam lên tới 23-24 năm, gần hết đời công chức. Như vậy đi làm kiếm tiền gần cả đời công chức mới mua được cái nhà, còn nuôi ai? ”, Tiến sĩ Lực đặt vấn đề.
Ông đề cập tới việc giá BĐS tại Việt Nam đang tăng quá nhanh. Theo số liệu từ Global Property Guide, tăng trưởng giá BĐS của Việt Nam trong 5 năm (từ 2019 – 2024) đạt mức 59%, cao hơn nhiều quốc gia khác như Mỹ (54%), Úc (49%), Nhật Bản (41%), Singapore (37%)…
Vừa rồi, Luật Kinh doanh BĐS quy định rằng Nhà nước sẽ can thiệp vào thị trường BĐS nếu giá BĐS tăng 20% một quý. Thêm vào đó, tâm lý người tiêu dùng cũng cho rằng giá nhà đang ở mức cao. Tất cả những yếu tố này là quá đủ để chứng minh giá BĐS của chúng ta đang cao ”, vị chuyên gia kết luận.
Mặc dù vậy, nhiều báo cáo cho thấy người Việt Nam nói riêng và người châu Á nói chung vẫn kỳ vọng cao về việc sở hữu BĐS trong đời, với các lý do phổ biến gồm lợi suất cao và ổn định, thị trường tài chính chưa phát triển, sự công nhận từ xã hội và tài sản – nơi sinh sống cho gia đình.
Đáng chú ý, Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ sở hữu BĐS cao nhất thế giới, lên tới 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Úc (66%)..., chỉ đứng sau Trung Quốc (93%).
“Người dân tại các quốc gia phát triển không phải ít có nhu cầu sở hữu BĐS hơn, thích đi thuê hơn, mà thực tế là vì giá nhà quá cao. Ví dụ như tại Canada có tới 71% vẫn kỳ vọng sở hữu BĐS, chỉ gần 30% xác định sẽ thuê nhà mãi mãi hoặc không còn hứng thú với việc sở hữu nhà ”, ông Nguyễn Quốc Anh lý giải.
Trong khi đó tại Việt Nam, chỉ 4% xác định sẽ đi thuê nhà mãi. 96% vẫn nuôi khao khát sở hữu BĐS.
雨轩 张
Delete Comment
Are you sure that you want to delete this comment ?