1 d ·Translate

Địa đạo Vịnh Mốc, ngôi làng dưới lòng đất

Việt Nam có ngôi làng 3 tầng dưới lòng đất ít người biết. Ngôi làng này là một trong nhiều căn cứ cách mạng còn sót lại trên “đất lửa” Quảng Trị, thuộc địa phận thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, nằm ở độ sâu 23m, được quân dân địa phương đào hoàn toàn bằng những dụng cụ thô sơ từ năm 1965, hoàn thành vào ngày 18/2/1966.

Những năm chiến tranh, Vịnh Mốc là tiền đồn của miền Bắc và cũng là điểm tập trung chi viện cho đảo Cồn Cỏ. Với truyền thống kiên cường, ý chí sắt đá, người dân nơi đây đã sáng tạo nên hệ thống làng hầm, địa đạo nằm sâu dưới lòng đất để giữ vững khẩu hiệu “Một tấc đất không đi, một ly không rời. Mỗi làng xã là một pháo đài”.

Địa đạo gồm 13 cửa ra vào, trong đó có 6 cửa lên đồi và 7 cửa hướng thẳng ra biển. Đường hầm có dạng hình vòm cao 1,7m, rộng 1,2m, phân thành 3 tầng với độ sâu từ 15 - 23m, trên nền đất đỏ bazan mềm, độ kết dính cao, bảo đảm không sạt lở. Tầng 1 sâu dưới lòng mặt đất khoảng 13m, tầng 2 khoảng 15m, và tầng 3 sâu trên 23m.

Địa đạo có tổng chiều dài gần 2km, rộng 7ha được thiết kế như một làng dưới lòng đất với 94 căn hộ gia đình, có 3 giếng nước ngọt đáp ứng sinh hoạt của hơn 1.200 người, có hội trường đủ sức chứa khoảng 60 người, bảng tin, nhà hộ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại, đài quan sát, trạm gác, hầm tránh bom khoan…

Sưu tầm

image
image
image
image