CaoPhuoc80  shared a  post
36 w

Đây chính là Pháp Dưỡng Tâm

HIỂU ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC LÀ TRÍ HUỆ, ĐƯỢC NGƯỜI KHÁC HIỂU MÌNH LÀ HẠNH PHÚC, CÒN HIỂU ĐƯỢC CHÍNH MÌNH LẠI LÀ BẬC THÁNH NHÂN.

Ở đời, hiểu được người khác là trí huệ, được người khác hiểu mình là hạnh phúc, còn hiểu được chính mình lại là Bậc Thánh nhân. Dưới đây chính là 9 điều hàm dưỡng để làm người mà mỗi chúng ta đều nên học hỏi:

1. Xin đừng cho mình là thanh cao

Trời cao còn có trời cao hơn nữa, núi cao còn có núi cao hơn, cũng như chúng ta sống ở đời, người cao còn có người cao hơn. Cổ ngữ có câu: “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, ấy cũng là ý tứ này. Cái hạnh của người quân tử là lấy tĩnh dưỡng thân, lấy kiệm dưỡng đức, người không thanh bạch ắt không sinh trí tuệ, tâm không tĩnh thì tiến xa chẳng được.

Cho dù người khác tôn mình làm chủ, thì bản thân mình vẫn không nên tự coi mình là chủ. Còn khi người khác không cho mình là chủ thì ngược lại, mình nhất định cần làm chủ chính mình. Làm người thì cần phải nghĩ dài lâu, quyền lực là nhất thời, tiền bạc là vật ngoài thân, duy chỉ có sức khỏe và đạo đức bản thân mới là thứ của mình.

2. Không nên tùy tiện đưa ra lời hứa

Lời nói ra phải đáng tin. Gieo hành động thì sẽ nhận thói quen, gieo thói quen thì sẽ nhận được tính cách, gieo tính cách sẽ nhận được vận mệnh, do đó thói quen tạo nên một người.

3. Không nên tuỳ tiện cầu xin người khác

Coi bản thân như người khác, đau khổ sẽ ít đi, còn niềm vui thì bình lặng. Xem người khác như bản thân, đồng cảm và thấu hiểu. Xem người khác như người khác, tôn trọng lẫn nhau. Xem bản thân là chính mình, trân quý chính mình, sống đời vui vẻ.

4. Không nên cưỡng cầu

Người vốn dĩ chính là người, cần gì phải cố ý để làm người. Cũng như một người bình thường cố ý chứng minh mình là người bình thường ắt sẽ thành bất thường. Cuộc đời xưa nay vốn là như vậy, làm người thì có ba cảnh giới: Khi còn trẻ nhìn núi là núi, nhìn sông là sông; đến tuổi trung niên, nhìn núi không phải núi, nhìn sông lại chẳng phải là sông; còn người đến cuối đời thì nhìn núi vẫn là núi, nhìn sông vẫn là sông, đại đạo lấy tự nhiên làm gốc.

5. Không nên cười nhạo người khác

Tổn thương người khác vui được nhất thời, nhưng tổn thương là mãi mãi. Con người ta sống ở trên đời cần nương tựa nhau mà sống, trên đời vạn vật sinh ra đều cần nương tựa vào nhau, ngay cả sỏi đá cũng cần có bạn đồng tồn. Vậy nên làm người thì cần phải biết cảm ơn người khác, cảm ơn thiên nhiên bao bọc che chở, cảm ơn cha mẹ khổ nhọc sinh thành, cảm ơn vạn vật nuôi ta khôn lớn, cảm ơn cỏ cây toả hương thơm ngát, cảm ơn nghịch cảnh dạy ta kiên cường.

6. Không tức giận lung tung

Tức giận, một tổn hại bản thân, hai tổn hại tình cảm. Người với người sinh ra ai cũng một thể tương đồng, khóc khi sinh ra và khóc khi mất đi. Sống thì cần phải thấu hiểu lẫn nhau, bao dung độ lượng ấy mới là chân lý. Có những lúc nhẫn một lúc sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Suy cho cùng tức giận cũng chẳng ích gì, kết quả có khi còn tệ hơn.

7. Không nên nhiều lời

Cổ ngữ có câu: “Đa ngôn tất bại”, người mà nói nhiều ắt sinh thị phi, biết nói đúng lúc đúng lời, giữ được im lặng mới là vàng. Kỳ thực làm người biết im lặng chính là trí tuệ, biết im lặng chính là tu dưỡng. Người ta mất ba năm để học nói nhưng lại mất cả đời để học im lặng, nguyên nhân chính bởi phúc hay họa đều từ miệng mà ra.

8. Không nên phong bế chính mình

Giúp đỡ người khác là cao thượng, thấu hiểu người khác lại là giáo dưỡng. Còn tha thứ người khác lại là một loại mỹ đức, phục vụ người khác thì giúp mình vui tươi. Có câu ‘trăng tròn là thơ mà trăng khuyết lại là hoa’, sống vì người khác cũng chính là cách tốt nhất để giúp mình trưởng thành.

9. Không nên ức hiếp người thật thà

Người có giáo dưỡng thì không coi thường kẻ yếu, cũng chẳng tôn sùng kẻ mạnh. Hoà ái, tương thân mới có thể giúp thân tâm khỏe mạnh.

image