TẠI SAO NGƯỜI VIỆT XƯA LẠI ĐẶT TÊN CON GÁI CÓ CHỮ "THỊ"?
Về nguồn gốc chữ "Thị" trong tên lót của con gái bắt đầu xuất hiện sau thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất. Trong quyển Từ nguyên từ điển có câu "Phu nhân xưng thị" (đàn bà gọi là thị). Ngoài ra nó là một từ mà phụ nữ dùng để tự xưng.
Xung quanh việc sử dụng chữ "Thị" để đặt tên cho con gái cũng có nhiều tranh cãi. Từ "Thị" nguyên gốc có nghĩa là họ hoặc ngành họ. Người Trung Hoa thường dùng chữ "Thị" sau tên của người chồng thay cho tên cúng cơm của người phụ nữ đó. Ví dụ, Tô Thị có nghĩa là vợ của ông Tô.
Nhưng người Việt thường nhầm "thị" ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Đến khoảng thế kỷ 15, chữ "Thị" dần gắn liền với tên và họ của nữ giới, như một cách khẳng định gốc gác của người đó, tạo thành công thức đặt tên: Họ + Thị + Tên.
Ngày nay, nhiều người đã không còn đặt tên con gái có chữ "thị" nữa để phù hợp với thời đại. Nhưng cách đặt tên "nữ thị" vẫn tồn tại như một điều đã ăn sâu vào thói quen và văn hóa của người Việt đến tận bây giờ.
Phụ nữ ngày xưa đẹp quá đúng không nào!
Sưu tầm